Theo Liên hiệp quốc (United Nations):
Công dân toàn cầu là thuật ngữ chung cho các hành động xã hội, chính trị, môi trường và kinh tế của các cá nhân và cộng đồng có tư tưởng toàn cầu trên phạm vi toàn thế giới. Các cá nhân được hiểu là thành viên của nhiều mạng lưới đa dạng, địa phương và phi địa phương chứ không phải là những tác nhân đơn lẻ ảnh hưởng đến các xã hội biệt lập. Thúc đẩy công dân toàn cầu trong phát triển bền vững sẽ cho phép các cá nhân có trách nhiệm xã hội để hành động vì lợi ích của tất cả các xã hội, không chỉ của riêng họ.
Khái niệm công dân toàn cầu được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững thông qua SDG4: Đảm bảo giáo dục toàn diện và chất lượng cho tất cả mọi người và thúc đẩy học tập suốt đời, trong đó công dân toàn cầu là một trong những mục tiêu này. Đến năm 2030, cộng đồng quốc tế đã đồng ý đảm bảo rằng tất cả người học đều có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm cả công dân toàn cầu. Các trường đại học có trách nhiệm thúc đẩy công dân toàn cầu bằng cách dạy cho sinh viên của mình rằng sinh viên là thành viên của một cộng đồng toàn cầu rộng lớn và có thể sử dụng các kỹ năng cũng như trình độ học vấn của mình để đóng góp cho cộng đồng đó.
Theo định nghĩa của tổ chức Oxfam, Vương Quốc Anh:
Công dân toàn cầu là “những người nhận thức và hiểu được thế giới rộng lớn hơn cũng như vị trí của họ trong thế giới đó. Họ đóng vai trò tích cực trong cộng đồng và hợp tác lẫn nhau để làm cho hành tinh của chúng ta bình đẳng, công bằng và bền vững hơn.”
Có thể nói, khái niệm công dân toàn cầu được nhắc đến thường xuyên hơn ở Việt Nam trong những năm gần đây và trở thành mục tiêu để các trường học xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng được các kỹ năng để trở thành một công dân toàn cầu. Vậy một công dần toàn cầu cần có những kỹ năng gì? Năm 2015, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economy Forum) thực hiện một nghiên cứu tầm thế giới và công bố 16 kỹ năng cần có để thành công trong thế kỷ 21.
Foundational Literacies: Các kiến thức kỹ năng nền tảng cần thiết áp dụng vào công việc hàng ngày.
1. Literacy: Khả năng đọc và viết
2. Numeracy: Khả năng làm việc với các con số
3. Scientific Literacy: Kiến thức về khoa học
4. ICT Literacy: Kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông
5. Financial Literacy: Kiến thức về tài chính
6. Cultural and Civic Literacy: Kiến thức về văn hóa và con người
Competencies: Các kỹ năng cạnh tranh để hội nhập toàn cầu.
7. Critical Thinking/ Problem-solving: Tư duy phê phán – đánh giá vấn đề một cách công bằng, cẩn thận từ nhiều khía cạnh và kỹ năng giải quyết xử lý vấn đề.
8. Creativity: Sự sáng tạo
9. Communication: Các kỹ năng giao tiếp
10. Collaboration: Các kỹ năng hợp tác, hỗ trợ, làm việc nhóm
Character Qualities: Các phẩm chất cần có trong môi trường thay đổi thường xuyên của thế kỷ 21
11. Curiosity: Sự ham thích tìm tòi, khám phá, học hỏi
12. Initiative: Khả năng chủ động ra quyết định và thực hiện
13. Persistence/ Grit: Sự kiên trì, can đảm và quyết tâm thực hiện bất chấp khó khăn
14. Adaptability: Khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới
15. Leadership: Khả năng lãnh đạo
16. Social and Cultural Awareness: Ý thức về sự tương đồng – khác biệt về mặt văn hoá – xã hội.
Hiểu được tầm quan trọng của 16 kỹ năng trở thành công dân toàn cầu thế kỷ 21, Chương trình tích hợp toàn phần Ontario của Trường Trung Tiểu học Việt Anh 3 được xây dựng và giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên đến từ Canada có nền giáo dục tiên tiến và hội nhập để các em có cơ hội học tập trong môi trường đa văn hóa và trở thành một công dân toàn cầu bản lĩnh và tự tin với chân dung:
- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng
- Khả năng ngoại ngữ Tiếng Anh vượt trội
- Sẵn sàng hội nhập với tư duy, kỹ năng công dân toàn cầu và công dân số
- Tự tin ứng tuyển các Trường đại học top đầu Việt Nam và thế giới
- Tư duy độc lập, sáng tạo, nghiên cứu và học tập suốt đời
- Phát triển toàn diện về sức khỏe thể chất, tinh thần, cảm xúc và tâm hồn
Đây là những lợi thế vàng mà Chương trình tích hợp Ontario, Canada đã mang lại cho học sinh. Ngoài việc tập trung vào giúp học sinh chủ động trau dồi kiến thức, phát triển kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm… với các hoạt động ngoại khóa đa dạng, chương trình tích hợp còn trao cơ hội cho học sinh có được những trải nghiệm tối đa trong các môn học để khám phá được tiềm năng cá nhân và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.